Xây dựng thương hiệu
là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, nó đánh giá mức độ
thành công và vị trí của DN trên thương trường. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp
Việt Nam hiện chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu, đặc biệt là các DN vừa và
nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự mình rời khỏi thị trường cạnh
tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn tự do hóa thương mại và hội nhập
toàn cầu mạnh mẻ như hiện nay.
1. Thương
hiệu là gì?
Thương hiệu chính là một
tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vụ
với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện, giá trị, thuộc tính, cá tính. Thương
hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng.
Về mặt nhận diện,
thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một DOANH NGHIỆP hay một SẢN
PHẨM. Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell …là những ví dụ điển hình về
thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide… là những ví dụ điển
hình về thương hiệu sản phẩm.
2. Phân biệt THƯƠNG HIỆU với NHÃN HIỆU
Tuy nhiên, cũng cần
phân biệt giữa thuật ngữ thương hiệu với nhãn hiêu. Nếu nhãn hiệu là
một thuật ngữ được dùng phổ biến trên góc độ pháp lý thì thương
hiệu thường được nhìn nhận dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và
marketing.
Nhãn hiệu có thể là từ
ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa còn
nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu
dùng.
3. Thương hiệu được hình thành như
thế nào?
Thương hiệu là cảm nhận
của khách hàng về một sản phẩm, một công ty, một dịch vụ. Cảm nhận ấy hình
thành qua thời gian, điều này có nghĩa là một sản phẩm/dịch vụ mới mà khách
hàng CHƯA BIẾT, chưa có khái niệm gì thì chưa có thể gọi là một thương hiệu.
Qua thời gian, bằng
kinh nghiệm trong sử dụng và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người
tiêu dùng TỪ ĐÓ vị trí hình ảnh của hàng hóa, công ty được định vị trong tâm
trí khách hàng. Các thông điệp được truyền tải thường thông qua các
hình thức nhưTrải nghiệm về sản phẩm dịch vụ, Tương tác, tiếp xúc
với nhân viên, Các hoạt động marketing và truyền thông.
4. Tầm quan trọng của
thương hiệu
+/ Tên gọi, biểu tượng,
màu sắc ĐẶC TRƯNG của thương hiệu sẽ hỗ trợ cho các sản phẩm dễ dàng đi vào tâm
trí khách hàng và giúp PHÂN BIỆT với các sản phẩm tương tự của đối
thủ.
+/ Dễ dàng tạo
ra sự TÍN NHIỆM thuận lợi cho việc giới thiệu sản phẩm mới. Sự TRUNG THÀNH
đối với một thương hiệu khiến khách hàng tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ, và SẴN
SÀNG bỏ ra số tiền CAO hơn cho sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất
lớn trong việc giúp doanh nghiệp mở rộng và duy trì thị trường, tăng
sản lượng và doanh số hàng hóa, đảm bảo cho sự phát triển của công
ty.
+/ Thương hiệu
là CAM KẾT có giá trị rõ ràng và bền vững đối với khách hàng, so với lợi thế về
giá thành và công nghệ thì lợi thế về thương hiệu của doanh nghiệp là một sự đảm
bảo lâu dài.
+/ Thương hiệu
mạnh là niềm tự hào của nhân viên, đồng thời là đòn bẩy thu hút nhân
tài và duy trì nhân tài trong doanh nghiệp.
5. Những con số chứng minh LỢI THẾ của một
thương hiệu MẠNH
+/ 72% khách hàng nói họ chấp nhận trả 20% cao hơn so với thương hiệu khác
khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích. 50% khách hàng chấp nhận trả 25%
cao hơn và 40% khách hàng chịu trả đến 30% cao hơn.
+/ 25% khách hàng nói giá không là vấn đề đối với họ một khi họ đã tín nhiệm
và trung thành với một thương hiệu.
+/ Hơn 70% khách hàng nói thương hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân
nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ và hơn 50% thương vụ thực sự là do sự lựa
chọn thương hiệu.
+/ 30% số thương vụ là dựa trên sự giới thiệu của đồng nghiệp.
+/ 50% người tiêu dùng tin rằng sự thành công của một thương hiệu mạnh là
lợi thế đối với việc đưa ra thị trường thêm sản phẩm mới và họ sẵn sàng dùng thử
sản phẩm mới của một thương hiệu mà họ đã tín nhiệm.