Quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể

12:01 26/01/2018
 Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ở Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể như: Vải thiều Thanh Hà, cá kho làng Vũ Đại, gốm sứ Bát Tràng,…
 Ở Việt Nam có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản phẩm địa phương vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ giúp rất nhiều cho người dân các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Công ty cổ phần thương mại Gia Phạm có gần 10 năm trong lĩnh vực xây dựng, phát triển thương hiệu làng nghề hiểu rõ về các quy trình thủ tục giúp làng nghề thuận lợi đăng ký các nhãn hiệu tập thể, gỡ rối nhiều vướng mắc của các làng nghề giúp người dân thuận lợi kinh doanh, sản xuất. Sau đây, Gia Phạm JSC sẽ cung cấp quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề và tập thể tham khảo:


1. Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu

Tập thể gửi mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ đến Cục sở hữu trí tuệ để được tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của tập thể có bị trùng tên hay gây nhầm lẫn không và trên cơ sở đó sẽ đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.

2. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Tập thể sau khi chốt nhãn hiệu sẽ tiến hành kê khai, nộp hồ sơ tới Cục sở hữu trí tuệ.

Yêu cầu hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm:

- Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải phiên dịch ra tiếng Việt.

- Sản phẩm/dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào loại phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu tập thể, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Ngoài các tài liệu cần thiết trên thì tập thể cũng cần lưu ý các quy chế sử dụng nhãn hiệu gồm những nội dung:

- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

3. Thời gian đăng ký nhãn hiệu được thực hiện ở các bước:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn

· Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

· Nếu đơn đăng ký của tập thể đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

· Nếu đơn đăng ký của tập thể không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị tập thể sửa đổi. Tập thể tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ

- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu:02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

· Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm/dịch vụ kèm theo.

- Thời hạn thẩm định nội dung: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

· Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà tập thể đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà tập thể đã đăng ký.

· Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà tập thể đăng ký. Tập thể xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của tập thể.

- Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

· Sau khi có quyết định cấp văn bằng, tập thể tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

· Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Tập thể được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của tập thể.

Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 12  tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Trên đây là các quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể, tuy nhiên đăng ký nhãn hiệu rất phức tạp về mặt pháp lý và nhiều lưu ý khác. Doanh nghiệp, tập thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tập thể xin vui lòng liên hệ với Gia Phạm JSC – Đại sứ thương hiệu để được tư vấn, hướng dẫn về các hồ sơ, thủ tục liên quan đến nhãn hiệu tập thể.

Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phạm

Địa chỉ: D36 - TT18 Khu đô thị Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0904.113327

Email: giaphamvietnam@gmail.com