Đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ

12:06 29/06/2017
 

Sở hữu trí tuệ đúng như nội hàm của nó. Đó chính là tài sản trí tuệ do con người tạo ra, ai là người tạo ra tài sản đó, ai là người có quyền sử dụng và ai là người có quyền định đoạt.

 

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:

- Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học.

- Đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), quyền liên quan đến quyền tác giả, nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).

Trong thời đại hiện nay, các doanh nghiệp đã dần nhận ra rằng các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, cơ sở hạ tầng không còn đem lại lợi thế tuyệt đối cho họ trên thị trường mà thay vào đó là các loại tài sản sở hữu trí tuệ- tài sản vô hình được tạo ra bởi tài năng sáng tạo sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bất kỳ một sản phẩm mới nào được đưa ra thị trường mà thu hút khách hàng thành công thì sẽ sớm trở thành mục tiêu để các nhà sản xuất khác, các đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh với quy mô sản xuất lớn hơn, khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt với các nhà phân phối hoặc tiếp cận với các nguồn nguyên liệu rẻ hơn và lợi dụng những mẫu mã, thiết kế, kiểu dáng để tạo ra sản phẩm mới tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn tạo ra được lợi thế cho mình và gây áp lực lớn lên chính chủ của tài sản sở hữu trí tuệ- người có sản phẩm nguyên gốc. Đôi khi chính người sáng tạo gốc bị đẩy ra khỏi thị trường, nhất là sau khi đã đầu tư đáng kể để gây dựng hình ảnh sản phẩm mới nhưng đối thủ mới là người được hưởng lợi mà chẳng mất tí công sức lẫn chi phí gì. Tất nhiên, người sản xuất sản phẩm gốc chẳng thể nào mà đòi lại được tài sản sở hữu trí tuệ của mình do không độc quyền sở hữu tài sản đó.

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ đem lại các độc quyền sử dụngsáng chế,kiểu dáng công nghiệp,thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, văn học và các tài sản sở hữu trí tuệ khác trong một thời hạn nhất định. Hơn nữa, khi có sự độc quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp, cá nhân có thể chuyển giao quyền đó cho người khác để thu lợi nhuận khi không còn nhu cầu sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ đó nữa, nói cách khác khi đăng ký sở hữu trí tuệ làm hữu hình hóa tài sản hữu hình một chút bằng cách tiến hành độc quyền sử dụng chúng là cơ sở duy nhất để bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ này.

Để được tư vấn thêm về quyền sở hữu trí tuệ quý khách vui lòng liên hệ Công ty cổ phần thương mại Gia Phạm để được tư vấn về các thủ tục đăng ký.

Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phạm

Tel:04 35560920 : 04 3556 0921
0904113327
Email:ingiapham@gmail.com, gpdaisuthuonghieu@gmail.com

Địa chỉ:Tầng 3 Tòa nhà Trung tâm Văn Hóa TDTT quận Thanh Xuân. Ngã tư Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.