Vai trò của làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới

12:10 21/10/2016

Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liều với lịch sử dân tộc. Các làng nghề hình thành, tồn tại, trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến tận bây giờ. Những làng nghề đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

Phú Xuyên là một trong những huyện có nhiều làng nghề nhất của Hà Nội. Toàn huyện Phú Xuyên có hơn 100 làng nghề trong đó có 40 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống theo đúng tiêu chí của thành phố. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, làng nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng.

Tạo việc làm cho người lao động

Người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ nên thường xuyên có những thời gian nhàn rỗi dẫn đến dư thừa sức lao động. Trong lúc nhàn rỗi, người nông dân có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã, đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước.

Mọi người đều có thể tham gia vào sản xuất sản phẩm truyền thống

Khai thác vốn kỹ thuật của dân

Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của từng hộ gia đình. Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống. Nhờ đó mà những ngành nghề ông cha để lại không bị mai một, ngược lại ngày càng phát triển đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý hơn

Theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, việc phát triển làng nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông – lâm – nghiệp làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Các vùng nông thôn chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chiếm hơn một nửa. Chính vì thế, nếu làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế cho địa phương, thúc đẩy quá trình nông thôn mới, động viện người dân không tha phương, giảm bớt làn sóng nhập cư về thành phố gây ra nhiều vấn đề.

Làng nghề trở thành trung tâm kinh tế của địa phương

Làng nghề trở thành trung tâm kinh tế của địa phương

Chính vì thế, trong chương trình xây dựng nông thôn mới phải có những biện pháp giải cứu cho làng nghề, trước hết tháo gỡ khó khăn về kinh tế, về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, nhất là nhiều người mất việc làm ở thành phố, khu công nghiệp trở về làng.

Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc

Sản phẩm của những làng nghề truyền thống là sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kĩ thuật của người làm nghề tạo nên. Những sản phẩm có độ thẩm mỹ cao, kết tinh tài hoa qua nhiều thế hệ. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân mà còn phản ánh sinh động lối sống và ước vọng của người lao động, thấm đẫm tâm hồn người Việt Nam đồng thời gìn giữ truyền thống từ đời này sang đời khác.

Để khẳng định vai trò cũng như vị thế của làng nghề truyền thống đối với sự phát triển về mọi mặt và hưởng ứng chương trình xây dựng "Nông thôn mới" của Đảng và Nhà nước, Đảng ủy, UBND huyện Phú Xuyên đã luân phiên tổ chức lễ hội "Vinh danh làng nghề truyền thống" vào ngày 26/10 hàng năm ( luân phiên tổ chức tại các xã và hai năm một lần tổ chức lễ hội cấp huyện). Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 28-30/10/2016 dưới sự phối hơp của UBND huyện Phú Xuyên, xã Phú Túc và Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phạm.

Kính mời quý doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đến lễ hội tham gia vào các gian hàng tại không gian hội chợ để có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phạm

Tel:04 35560920 : 04 3556 0921

Hotline:0904113327

Email: ingiapham@gmail.com, gpdaisuthuonghieu@gmail.com

Website:www.giaphamjsc.vn, gpmedia.vn, giaphamjsc.com

Địa chỉ:Tầng 3 Tòa nhà Trung tâm Văn Hóa TDTT quận Thanh Xuân. Ngã tư Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.