Bí quyết để vận động tài trợ trong tổ chức sự kiện

12:07 15/07/2019
Trong tổ chức sự kiện, vận động tài trợ là một công việc quen thuộc, từ những Event mang tính cộng đồng, xã hội cho đến cả những Event thương mại. Với nhiều năm trong nghề marketing và tài trợ cho nhiều sự kiện lớn nhỏ, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm mời tài trợ dưới góc độ nhìn nhận của một nhà tài trợ.
Xác định đối tượng tài trợ tiềm năng


Cũng giống như việc marketing hay bán hàng, “khoanh vùng” khách hàng tiềm năng sẽ là một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng hiệu quả chạy tài trợ.

– Đối tượng tham dự Event của bạn là ai: Từ đó bạn xác định đối tượng đó là khách hàng của những sản phẩm nào và tìm kiếm công ty tài trợ phù hợp.

– Những chương trình họ thường tài trợ: Dựa trên cái “gu” của từng thương hiệu, bạn đoán định xem chương trình của bạn có “hợp khẩu” họ hay không.

Tài trợ bao nhiêu là đủ?

Thông thường, khi chạy tài trợ, nhà tổ chức thường phân ra các gói tài trợ khác nhau tùy theo giá trị tài trợ như tài trợ độc quyền, tài trợ vàng, tài trợ bạc, tài trợ hạng mục… Có một nhà tổ chức sự kiện kia, sau khi nỗ lực chạy tài trợ mà chỉ nhận được gói tài trợ bạc từ một nhà tài trợ nọ, họ xét thấy rằng số tiền tài trợ không thể tổ chức được chương trình, thế là họ đành hồi lại khoản tài trợ này và hủy bỏ chương trình mặc dù đã ký hợp đồng với nhà tài trợ.

Nên cân nhắc kỹ các gói tài trợ


Một điểm cần lưu ý nữa là, nếu là tài trợ tiền mặt, thông thường nhà tài trợ chỉ ứng trước 50% đến 70% giá trị tài trợ chương trình, sau khi bạn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho họ trong chương trình và chương trình kết thúc tốt đẹp, họ sẽ quyết định tiếp về phần còn lại. Bạn cần cân nhắc điều này để chuẩn bị một khoản ngân sách đủ để làm Event trong trường hợp chưa nhận đủ 100% giá trị tài trợ, và không bị “đổ nợ” nếu nhà tài trợ từ chối chi trả khoản còn lại nếu chương trình không thành công như mong đợi. gjyfj

Bán cái nhà tài trợ quan tâm, không bán cái mình có

Xây dựng hồ sơ tài trợ là một việc quan trọng, nhưng nhiều người mời tài trợ lại không để tâm tìm hiểu coi nhà tài trợ cần gì và quan tâm đến điều gì, họ chỉ thao thao bất tuyệt về những gì họ cho là hay ho, thú vị. Hãy nhìn nhận hồ sơ của bạn dưới con mắt của nhà tài trợ để xem xét xem nó đã đủ thuyết phục hay chưa. Để làm được điều đó, chúng ta hãy cùng phân tích xem nhà tài trợ coi trọng những điểm nào của sự kiện cần tài trợ.

Ai nên là người đi gặp nhà tài trợ


Sau khi gởi hồ sơ tài trợ và hẹn gặp được nhà tài trợ để trao đổi trực tiếp, lúc này bạn nên quyết định những người nào thuộc ê kíp đi gặp nhà tài trợ. Theo tôi, tối thiểu nên có 3 người:

– Người vận động tài trợ: Có vai trò làm cầu nối giữa Ban tổ chức và nhà tài trợ

– Người lập ý tưởng, viết chương trình: Họ là người nắm rõ nhất linh hồn của sự kiện, họ hiểu thông điệp cần truyền tải, nội dung cụ thể của chương trình hơn tất cả những người khác nên có thể thể hiện nó một cách thuyết phục nhất.

– Người trực tiếp tổ chức Event: Nhà tài trợ có thể muốn biết về sơ đồ mặt bằng để quyết định việc đặt gian hàng tài trợ, muốn biết về quá trình đón khách để có thể phát tờ rơi quảng bá, người tổ chức sự kiện với kinh nghiệm và hiểu biết của mình có thể giải đáp thỏa đáng cho họ.

Chăm sóc nhà tài trợ

Sau khi nhà tài trợ đồng ý với việc tài trợ, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với những điều khoản rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Một số nhà tài trợ còn yêu cầu bên tổ chức event đính kèm kế hoạch tổ chức, kế hoạch truyền thông… như một phần của phụ lục hợp đồng. dgdhbb

Sau khi Event kết thúc, hãy gởi cho nhà tài trợ một báo cáo kèm theo những hình ảnh về Event cho dù họ có yêu cầu bạn hay không. Việc đó sẽ được nhà tài trợ đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và đặt bạn vào danh sách ưu tiên cho những lần tài trợ tiếp theo.

Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phạm với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cùng đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt thành, giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tự tin làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng kể cả những khách hàng khó tính nhất.

Để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ tốt nhất, vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phạm. Đến với chúng tôi quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như giá cả.

Công ty CPTM Gia Phạm

Địa chỉ: Nhà số 10, ngõ 12 Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 3556 0920 - Hotline: 0904 11 33 27 (Mr.Hải) 

Email: ingiapham@gmail.com

Website: giaphamjsc.vn